Chi tiết tin - Thành ủy Đông Hà

Đông Hà sau 20 năm thực hiện nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX

16:5, Thứ Sáu, 25-11-2022

Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX,  kinh tế - xã hội của thành phố tiếp tục phát triển, quốc phòng - an ninh ổn định và giữ vững; cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư; văn hoá, văn minh đô thị ngày càng tiến bộ; đời sống của Nhân dân từng bước được nâng cao; Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý điều hành của chính quyền; vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội từng bước phát huy hiệu quả, khối đại đoàn kết toàn dân được mở rộng và tăng cường, dân chủ ở cơ sở tiếp tục được thực hiện, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX “về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (viết tắt là Nghị quyết số 23-NQ/TW), Ban Thường vụ Thị uỷ (nay là Thành ủy) Đông Hà đã kịp thời quán triệt, triển khai Nghị quyết trong toàn thể cán bộ chủ chốt từ thành phố đến cơ sở và chỉ đạo các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội quán triệt, phổ biến trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 23-NQ/TW, Thị uỷ đã xây dựng Chương trình hành động số 251-CTHĐ/TU ngày 25/10/2003 thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW; đồng thời chỉ đạo các cấp ủy cơ sở, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, Chương trình hành động của Thị ủy (nay Thành ủy); qua đó, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Nhiều đề án, chương trình, kế hoạch của các cấp, các ngành, đặc biệt là các đề án xã hội hóa việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, chăm lo an sinh xã hội, trong giáo dục đã được nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện.

Qua 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, với sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành, của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố tiếp tục phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng kinh tế đô thị, dịch vụ là mũi nhọn, phát triển công nghiệp sạch; nông nghiệp công nghệ cao, bảo vệ môi trường thích ứng biến đổi khí hậu. Hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố duy trì tốc độ phát triển; hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, các chợ trên các tuyến phố phát huy hiệu quả đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân; thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Sản xuất CN-TTCN trên địa bàn phát triển khá, các doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp liên tục đầu tư, ứng dụng công nghệ, máy móc thiết bị tiên tiến, mở rộng sản xuất. Lĩnh vực nông nghiệp tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa họckỹ thuật, phát triển theo hướng thâm canh, hình thành vùng chuyên canh rau, hoa, thủy sản có giá trị cao; một số mô hình kinh tế được nhân rộng. Cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế nông nghiệp được chú trọng. Đề án phát triển nông nghiệp đô thị tiếp tục được triển khai thực hiện và đạt được những kết quả tích cực. Tổng sản phẩm ngành nông nghiệp tăng bình quân 3,27%/năm; giá trị sản phẩm thu hoạch trên một ha canh tác đạt 90 triệu đồng/ha.

Lĩnh vực văn hoá - xã hội đạt nhiều kết quả đáng phấn khởi; các cấp ủy lãnh đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của Thành uỷ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” và Kết luận số 05-KL/TU, ngày 30/11/2016 của Thành ủy “về phát triển giáo dục đào tạo thành phố Đông Hà giai đoạn 2017-2021, định hướng đến năm 2025”. Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình hành động của Thành uỷ thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; tuyên truyền cổ động, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao chào mừng các sự kiện chính trị, lịch sử của quê hương,đất nước. Công tác an sinh xã hội được đảm bảo; công tác giảm nghèo được chú trọng, tiếp tục thực hiện tốt chính sách cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Các cơ sở y tế được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, chất lượng chăm sóc và khám, chữa bệnh cho Nhân dân ngày càng được nâng lên. Công tác phòng, chống dịch bệnh được quan tâm, chỉ đạo, đặc biệt đã kiểm soát được dịch bệnh sốt xuất huyết và đại dịch Covid-19. Các chương trình y tế được thực hiện tốt, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm xuống còn 4,31%; tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt 98%.

Các cấp chính quyền của thành phố luôn quán triệt quan điểm của Đảng về chính sách Đại đoàn kết toàn dân tộc, thông qua các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tập trung chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo việc làm, nâng cao đời sống, thu nhập, tinh thần của người dân; phát huy dân chủ ở cơ sở, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, công khai, niêm yết, lấy ý kiến đóng góp của Nhân dân nhất là những lĩnh vực liên quan đến thu, chi ngân sách, đền bù giải phóng mặt bằng, đề án phát triển kinh tế; nông nghiệp đô thị, thực hiện dồn điền đổi thửa, cải tạo đồng ruộng,các khoản đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng…vv. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo hướng dân chủ, công khai, gần dân, hiểu dân, nâng cao trách nhiệm, đạo đức công vụ và hiệu quả phục vụ Nhân dân; không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, được Nhân dân tín nhiệm. Không ngừng hoàn thiện các cơ chế dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, thực hiện hiệu quả phương châm “trọng dân, gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”.

Quy chế dân chủ ở cơ sở tiếp tục được phát huy; hoạt động giám sát của HĐND đối với UBND các cấp, các cơ quan, đơn vịtrên địa bàn thành phố ngày càng thực chất và hiệu quả;công tác tiếp xúc giữa đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp với cử tri có nhiều đổi mới về cách thức, địa điểm, ý kiến của cử tri về các nội dung chất vấn, kiến nghị, đề xuất được đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nghiêm túc tiếp thu và kịp thời đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Công tác tiếp công dân được các cấp chính quyền quan tâm, tiếp công dân định kỳ và đột xuất khi có những vấn đề bức thiết.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng các cấp không ngừng được củng cố, kiện toàn, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động, đa dạng hoá các hình thức tập hợp; đẩy mạnh công tác đoàn viên, hội viên; tích cực phối hợp triển khai thực hiện phát triển tổ chức đảng, đảng viên và các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp, ngoài nhà nước trên địa bàn. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.  Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đều tham gia các Hội đồng, các tổ chức của thành phố thành lập để thực hiện các nhiệm vụ: Giải phóng mặt bằng; xây dựng đời sống văn hóa; thi đua, khen thưởng. Mặt trận thực hiện có hiệu quả chính sách Đại đoàn kết toàn dân tộc, chính sách về tín ngưỡng tôn giáo, chính sách đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, người nhiễm chất độc da cam dioxin; thu hút người cao tuổi, các nhân sĩ, trí thức, người tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, chức sắc, chức việc, cốt cán trong các tôn giáo tham gia công tác Mặt trận các cấp. Phối hợp với chính quyền triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở, tuyên truyền các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án để Nhân dân biết, tham gia, thực hiện. Thực hiện giám sát xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và tham gia phản biện các đề án, dự án khi UBND các cấp đề nghị theo Quyết định số 217, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở khu dân cư, xây dựng tuyến phố xanh - sạch - đẹp, tuyến phố văn minh, khu phố văn hóa, phường văn minh; tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày hội đại đoàn kết; kỷ niệm 40, 50 năm giải phóng Đông Hà và tỉnh Quảng Trị. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đã hỗ trợ, giúp đỡ hội viên, đoàn viên và Nhân dân khó khăn trị giá hàng trăm triệu đồng với tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Trong 20 năm qua, Mặt trận Tổ quốc thành phố đã xây dựng 505 nhà Đại đoàn kết, sửa chữa 220 nhà, tổng trị giá gần 15 tỷ đồng.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW thì vẫn còn một số hạn chế khó khăn nhất định đó là:

- Một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác dân vận trong tình hình mới, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; sự phân hoá giàu, nghèo trong xã hội hiện nay ngày càng tăng, vấn đề thu nhập, việc làm, đời sống, sinh hoạt… làm cho Nhân dân có nhiều băn khoăn, tâm tư.

- Công tác quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị còn nhiều bất cập; trật tự an toàn giao thông và tệ nạn ma túy ngày càng gia tăng, tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp tác động đến tâm lý của người dân.

Phát huy những kết quả đạt được khắc phục những khó khăn, hạn chế, thời gian tới thành phố tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

+ Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác dân vận trong tình hình mới, nhất là Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Kết luận số 57-KL/TW, ngày 03/11/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng (khóa IX) “về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”;  Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/05/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ” nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về công tác dân vận của hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong tình hình mới.

2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng, tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ động tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; quan tâm công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết về công tác vận động quần chúng trong tình hình mới.

3. Đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước và chính quyền các cấp trong tình hình mới; phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương; thực hiện tốt công tác tiếp công dân, tăng cường đối thoại với Nhân dân để giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc ở cơ sở, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, công khai, niêm yết các chương trình, kế hoạch theo quy định.

4. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện tốt vai trò người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, đoàn viên và Nhân dân; đa dạng hoá các hình thức tập hợp hội viên, đoàn viên, tập trung hướng về cơ sở; thực hiện tốt công tác giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền. Tổ chức, phát động các phong trào thi đua, các cuộc vận động, xây dựng, nhân rộng mô hình “Dân vận khéo”,thực hiện tốt phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với các hoạt động tự nguyện, tự quản trong khu dân cư, góp phần xây dựng khu phố văn hóa, phường văn minh.

5. Củng cố, kiện toàn, nâng cao đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận của hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở,quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ khu phố có trình độ, năng lực, phẩm chất tốt và những người có uy tín trong cộng đồng dân cư, trong tôn giáo để làm nòng cốt phong trào ở cơ sở, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nhằm  nâng cao nhận thức của hội viên, đoàn viên và Nhân dân về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.

6. Tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, phát triển kinh tế - xã hội, khuyến khích Nhân dân làm giàu chính đáng, thực hiện giảm nghèo bền vững, gắn với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; lấy phát triển kinh tế nâng cao đời sống, thu nhập của Nhân dân để phát triển văn hoá, giáo dục, y tế nhằm nâng cao trình độ dân trí, văn hoá và mức độ hưởng thụ, chăm sóc sức khoẻ của Nhân dân; phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng".

Các tin khác

VĂN BẢN MỚI

THĂM DÒ Ý KIẾN

0 người đã tham gia bình chọn